Hệ thống giao thông vận tải ở Phú Quốc phát triển như thế nào?

Giao thông vận tải luôn là điều kiện góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở mọi địa phương. Những năm gần đây, hệ thống giao thông vận tải ở Phú Quốc được đầu tư phát triển mạnh từ nguồn vốn nội tỉnh lẫn vốn đầu tư.

Nhiều công trình giao thông lớn được triển khai và đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Cảng hàng không Quốc Tế Phú Quốc; Cảng biển hành khách quốc tế Dương Đông, Cảng biển quốc tế An Thới; hệ thống đường ven đảo, đường xuyên đảo, trục chính giao thông Nam – Bắc đảo Ngọc,…

Bản đồ giao thông Phú Quốc

 

Giới thiệu về hạ tầng giao thông vận tải ở Phú Quốc

Hạ tầng giao thông vận tải ở Phú Quốc đang nhanh chóng được xây dựng phát triển đồng bộ. Hiện tại hệ thống giao thông chính di chuyển đã hoàn thành và đi vào hoạt động trên đảo Ngọc bao gồm: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc; Cảng biển hành khách quốc tế Dương Đông, Cảng biển quốc tế An Thới và trục giao thông chính Nam-Bắc đảo Ngọc. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu thông tin về từng công trình giao thông trọng điểm này.

>> Có thể bạn quan tâm: Chành xe Phú Quốc, Dịch vụ giao hàng nhanh

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Cảng hàng không Phú Quốc hay còn được gọi là Sân bay quốc tế Phú Quốc nằm ở phía Nam đảo Ngọc. Cảng hàng không Phú Quốc được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của ICAO – Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế. Nhà ga hành khách của sân bay có diện tích 24.325m2 cùng công suất phục vụ 2,65triệu lượt khách/năm. Tại sân bay có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay, đài kiểm soát không lưu và các hạng mục kỹ thuật khác.

Cảng hàng không Phú Quốc có công suất phục vụ tăng cao theo từng năm một phần do du lịch phát triển mạnh mẽ. Theo quy hoạch tới năm 2030, sân bay Phú Quốc sẽ có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm; đồng thời lượng hàng hóa qua cảng hàng không là 27.600 tấn/năm; công suất phục vụ của sân bay nâng lên 7triệu lượt khách/năm, tiếp nhận 3.500 khách/giờ.

Hiện nay sân bay quốc tế Phú Quốc đã có các đường bay thẳng từ các thành phố như: Tp.HCM, Hà Nội, Vinh, Thanh Hóa, Đà Lạt, Cần Thơ, Rạch Giá, Cam Ranh; và một số nước như Nga, Singapore, HongKong, Thái Lan, Malaysia, Đông Âu,…

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Cảng biển quốc tế An Thới

Cảng An Thới nằm tại An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang thuộc phía Nam của đảo Phú Quốc. Nơi đây là là điểm luân chuyển của thuyền bè di chuyển qua lại giữa đảo chính và các đảo nhỏ. Cùng với đó, cảng An Thới trung bình luân chuyển qua cảng số hàng hóa là 500.000 đến 700.000 tấn/năm; và ước khoảng 360.000 lượt hàng khách/năm di chuyển quả cảng biển An Thới.

Ngoài ra, cảng An Thới cũng là một trong những địa điểm check-in nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích. Tới đây, khách du lịch có thể ngắm cảnh biển thơ mộng, câu cá, bơi lội hoặc đi lặn biển. Từ cảng An Thới, du khách có thể bao trọn mái của nhà thờ Công giáo ở trong vùng; và nhìn thấy một phần của biển Dừa ở phía xa. Cảng An Thới thực chất là một bến cảng quốc tế với sức chứa và sức chuyên chở hàng khách rất cao. Với việc được nâng cấp liên tục, nơi đây sẽ ngày càng đáp ứng công suất vận chuyển ngày càng lớn. Đồng thời cũng góp phần phát triển kinh tế nói chung và du lịch Phú Quốc nói riêng.

Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc – Cảng biển Dương Đông

Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc được xây dựng ở địa phận thị trấn Dương Đông. Tính tới tháng 9/2021, dự án cảng biển Dương Đông này đã hoàn thành được 75% khối lượng. Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2015 và dự kiến hoàn thành vào 2021. Tuy nhiên do ảnh hưởng của 2 năm dịch bệnh, việc xây dựng bị đình trệ.

Mặc dù chưa hoàn thành để đi vào hoạt động nhưng theo thiết kế, khi đi vào hoạt động cảng biển Dương Đông có khả năng tiếp nhận tàu khách quốc tế với sức chở 5000 – 6000 lượt khách. Bên cạnh đó, cảng hành khách quốc tế Phú Quốc còn có công năng linh hoạt. Thể hiện ở việc cảng có thể kết hợp tiếp nhận tàu chở hàng hoặc các tàu cho mục đích an ninh – quốc phòng. Nơi đây sẽ là cảng hành khách theo chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Cảng Dương Đông có thể tiếp nhận tàu khách du lịch và tàu chở hàng hóa công suất lớn. Góp phần thúc đẩy phát triển cho đảo Ngọc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

Cảng biển quốc tế An Thới

Trục giao thông chính Nam-Bắc đảo Ngọc – Hệ thống giao thông vận tải ở Phú Quốc

Đường trục chính giao thông Nam Bắc là hệ thống giao thông vận tải trọng điểm ở Phú Quốc. Nơi đây là điểm kết nối điểm đầu và điểm cuối của đảo Ngọc lại với nhau. Với ưu điểm lưu thông thuận tiện nơi đây sẽ giúp đẩy mạnh phát triển giao thương kinh tế, xã hội và an ninh tại Phú Quốc. Hệ thống giao thông vận tải ở Phú Quốc với đường trục chính Nam – Bắc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lưu thông liên vùng; cùng khả năng đẩy mạnh thông thương và phát triển kinh tế, du lịch, xã hội của toàn thành phố biển.

Trục giao thông chính Nam-Bắc đảo Ngọc

Có thể nói việc quy hoạch phát  triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Phú Quốc để góp công lớn để thúc đẩy kinh tế, xã hội và đặc biệt là du lịch. Điều này sớm đưa đảo Ngọc vươn lên thành đô thị loại I đúng theo kế hoạch đề ra vào năm 2025. Đồng thời góp phần biến Phú Quốc nhanh chóng trở thành một “Singapore thứ 2 của châu Á” như kỳ vọng.

Theo: pqr.com.vn

>> Xem thêm: