2 xu thế và 3 thách thức của ngành vận tải và logistics Việt Nam

Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics.

Theo công bố mới đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (Logistics Performance Index – chỉ số năng lực quốc gia về logistics) được cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng hoạt động Logistics 2018.

Việt Nam xếp thứ 3 trong khối ASEAN (Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32) và được đánh giá là có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương.

f:id:vanchuyenachau:20200212171702j:plain

thách thức của ngành vận tải và logistics Việt Nam

Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics: trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các hiệp định tự do thương mại, vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không được cải thiện.

Bộ Công thương đánh giá năm 2018 ngành logistics có mức độ tăng trưởng khoảng 12 - 14%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không…

Sự phát triển của ngành vận tải và logistics nhanh chóng được kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.

Các doanh nghiệp trong ngành cũng thể hiện niềm tin tăng trưởng, khi có đến hơn 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, toàn ngành vận tải và logistics sẽ đạt mức tăng trưởng trên 2 con số và gần 27% còn lại dự đoán đạt mức dưới 10% trong năm 2019.

2 xu thế chủ đạo của ngành vận tải và logistics Việt Nam

Về xu thế phát triển logistics trong thương mại điện tử – bán lẻ, đa số các chuyên gia được Vietnam Report hỏi đều cho rằng năm 2018 – 2019 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của vận tải và logistics trong thương mại điện tử Việt Nam.

Sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải và logistics, đặc biệt là dịch vụ giao hàng nhanh tăng cao. Quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, tăng trưởng 24%, số lượng đơn hàng qua công ty giao hàng nhanh tăng trưởng trung bình 45% giai đoạn 2015 – 2020 và có thể đạt 530 triệu đơn hàng vào năm 2020.

Nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ như Vincommerce, Thế giới di động, FPT, Lotte, Aeon… đang định hướng phát triển thương mại điện tử, hay việc các ông lớn ngành thương mại điện tử như Alibaba, Amazon… gia nhập vào Việt Nam đã làm thị trường logistics sôi động hơn, đi kèm theo đó là yêu cầu phải có sự đầu tư công nghệ và độ kỹ lưỡng trong dịch vụ vận tải và logistics.

Về xu thế M&A ngành logistics, Việt Nam hiện đang có chủ trương huy động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư hạ tầng thông qua phương thức chuyển nhượng quyền khai thác một số hạ tầng (logistics, sân bay, cảng biển…), thu hút nhiều nhà đầu tư lớn với các thương vụ được dự tính sẽ có quy mô hàng tỷ USD.

Năm 2017 – 2018 chứng kiến nhiều vụ M&A lớn như Gemadept chuyển nhượng vốn cho CJ Logistics, Samsung SDS hợp tác với Minh Phương Logistics… Với đặc thù là ngành có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu cung cấp các dịch vụ 1PL và 2PL, sự tham gia của các tên tuổi lớn nước ngoài được kỳ vọng sẽ “vá lỗ hổng” về vốn, nhân sự, công nghệ… cho các doanh nghiệp trong nước.

3 thách thức tăng trưởng của các doanh nghiệp vận tải và logistics

Là ngành dịch vụ có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng thách thức của ngành cũng không hề nhỏ. Theo khảo sát của Vietnam Report, 3 thách thức lớn nhất của ngành vận tải và logistics Việt Nam hiện nay bao gồm: cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biển, kho bãi, kết nối… còn hạn chế, bất cập; hạn chế về quy mô vốn, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn chưa cao; các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí cao.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành, cơ sở hạ tầng mặc dù đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến trục vận tải Nam – Bắc vẫn phụ thuộc rất lớn vào đường bộ, rất cần sự tham gia hơn nữa của ngành đường sắt. Sự phát triển bất cân đối của hệ thống cảng biến Việt Nam khi hơn 92% lưu lượng container phía Nam tập trung ở Cảng Cát Lái dẫn đến tình trạng quá tải, kẹt cảng… gây ra sự lãng phí rất lớn.

Vốn và nhân lực là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đa số trên 70% doanh nghiệp vận tải và logistics đang hoạt động hiện nay có quy mô vốn vừa và nhỏ, 7% có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu nhóm vốn lớn là các doanh nghiệp đa quốc gia.

Về vấn đề chi phí logistics, chi phí vận tải tại Việt Nam hiện đang ở mức cao (gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới) và không đồng đều ở các khu vực. Nguyên nhân chủ yếu do các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí hiện khá cao, gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, Vận chuyển hàng hóa bằng container giá tốt

Cải thiện hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và ứng dụng IT

Khảo sát doanh nghiệp ngành vận tải và logistics của Vietnam Report cho thấy, họ rất kỳ vọng hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và ứng dụng IT sẽ được ưu tiên cải thiện để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả dịch vụ vận tải và logistics tại Việt Nam trong năm 2019 tới đây.

Cùng với xu hướng phát triển của thương mại điện tử, sự gia nhập thị trường Việt Nam của các ông lớn bán lẻ nước ngoài làm gia tăng nguy cơ thâu tóm các kênh logistics địa phương khiến các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều bất lợi.

Hiện nay chi phí logistics đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí doanh nghiệp, vô hình trung trở thành rào cản lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giảm chi phí logistics, hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành đều cho rằng cần phải đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối giữa các phương thức vận tải, đồng thời phát triển sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối tốt nhất các chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, tạo cơ sở cho doanh nghiệp logistics Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng, tránh tình trạng vận chuyển một chiều.

Ngành vận tải và logistics Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển. Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, việc xây dựng uy tín thương hiệu cũng vô cùng quan trọng.

Với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài khi đặt chân vào Việt Nam, tìm kiếm và hợp tác với doanh nghiệp logistics uy tín là cầu nối trung gian kết nối vận chuyển an toàn hàng hóa tới tay đối tác và khách hàng, góp phần hoàn thiện chuỗi sản xuất – phân phối, tác động ngược trở lại giúp các doanh nghiệp vận tải và logistics Việt Nam tham gia sâu hơn, định vị tốt hơn trên bản đồ logistics toàn cầu.

Đầu tư cho mạng lưới vận tải đa phương thức 

Theo ông Ousmane, trong khi thuế quan về thương mại quốc tế ngày càng mạnh thì sự cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào những yếu tố như chất lượng, năng suất lao động và đặc biệt là chi phí logistics vào chi phí vận tải thấp. 

f:id:vanchuyenachau:20200212171738j:plain

thách thức của ngành vận tải và logistics Việt Nam



Từ năm 2000, khối lượng vận chuyển hàng hóa không ngừng tăng khoảng 10%/năm, cao hơn nhiều mức tăng trưởng GDP. Sự tăng nhanh như vậy tạo áp lực lớn phát triển và bảo trì các cơ sở hạ tầng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ vận tải phức hợp và logistics hiệu quả.

Ông Ousmane cho rằng, 3 yếu tố để thúc đẩy điều này là: cơ sở hạ tầng xương sống  phải được phát triển đầy đủ; dịch vụ vận tải, logistic hiệu quả và đáng tin cậy; mạng lưới đa phương thức kết nối xuyên suốt với chi phí vận tải thấp hơn và tính bền vững cao hơn. 

Việt Nam đang cơ giới hóa mạnh mẽ và số lượng xe tải đăng ký đã vượt qua con số 1,1 triệu xe; chỉ số kết nối tàu biển quốc gia đã tăng từ 12,9% năm 2004 lên 68,8% năm 2018. Tuy nhiên, mặc dù tăng về số lượng nhưng vẫn còn vấn đề về chất lượng dịch vụ vận tải. Ông Ousmane cho rằng, trong tương lai, khu vực tư nhân sẽ tham gia nhiều vào phát triển dịch vụ vận tải và logistic với tư cách là DN vận tải hoặc đơn vị vận hành kho bãi. Chính phủ sẽ cần tạo nhiều môi trường thuận lợi hơn cho sự phát triển của những DN này. Chính phủ có thể tạo cơ hội cho vay, xóa bỏ các hạn chế về hạ tầng để có thể thu hút đầu tư tư nhân vào các đội xe tải, đội tàu tải trọng lớn, khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ quốc tế có nhiều công nghệ mới hợp tác với các DN trong nước.

Bên cạnh đó, cần xây dựng mạng lưới vận tải đa phương thức kết nối xuyên suốt để giảm thiểu vấn đề chi phí vận tải và tăng cường tính bền vững của hệ thống. “Do đó, Chính phủ khi tiến hành các bước về lập ngân sách nên phân bổ ngân sách một cách tối ưu giữa các phương thức vận tải với nhau. Vận tải đa phương thức sẽ giúp tăng cường khả năng kết nối và cải thiện khả năng chống chịu của mạng lưới, giảm chi phí logistics, đồng thời giảm phát thải nhà kính ở cấp quốc gia” - ông Ousmane nhấn mạnh.

Về chi phí dịch vụ

Chi phí logistics của Việt Nam được dự đoán khoảng 25% GDP của Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển như Mỹ và cao hơn các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Thái Lan. Chính chi phí logistis cao này làm giảm hiệu quả những cố gắng của Việt Nam trong việc giới thiệu thị trường lao động giá rẻ và đẩy mạnh xuất khẩu. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là cơ sở hạ tầng vận tải của Việt Nam đã quá cũ kỹ và quá tải, hệ thống quản lý hành chính phức tạp và các nhà sản xuất Việt Nam không tích cực sử dụng các dịch vụ thuê ngoài 3PL (third party logistics) của nước ngoài. 

Với khoảng 800 công ty đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics, nhu cầu của ngành dịch vụ này vẫn đang tăng. Nhưng dù vậy, ngành này chỉ mang lại 4,4% cho tổng GDP của Việt Nam, trong khi ở Thái Lan và Singapore, ngành này mang lại 15% tổng GDP. Bên cạnh đó, các công ty logistics của Việt nam chỉ phục vụ được khoảng 25% nhu cầu nội địa với sự chia sẻ thị trường từ các hãng nước ngoài bao gồm Maersk Logistics và APL Logistics. Việt Nam có dự án đầu tư 17,5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thay đổi tình trạng này. Nhưng cho đến khi đó, các công ty logistics địa phương đang cạnh tranh rất khốc liệt. Hãng Nike đang sử dụng Schenker Logistics để vận chuyển và đưa hàng tới Đông Nam Á, nhưng vài công ty 3PL của Việt Nam đang cố gắng trở thành đối tác có thể góp phần làm tăng giá trị khách hàng trong tương lai gần.